Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Nguyên nhân chính gây ra bệnh còi xương là do thiếu hụt Vitamin D, một yếu tố thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.
Nguồn ngoại sinh bao gồm thức ăn và sữa mẹ, nhưng lượng Vitamin D từ đây chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Vì Vitamin D tan trong dầu, nếu chế độ ăn của trẻ thiếu dầu mỡ, việc hấp thu Vitamin D sẽ bị giảm.
Nguồn nội sinh xuất phát từ một tiền chất dưới da, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa thành Vitamin D3. Đây là nguồn Vitamin D chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển hóa và hình thành xương của trẻ. Do đó, bệnh còi xương thường gặp ở trẻ em là do thiếu hụt Vitamin D.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn, bao gồm thiếu hụt Vitamin K2, một protein quan trọng trong việc vận chuyển canxi vào xương, hoặc thiếu các khoáng chất như canxi, photpho, kẽm và magie, những thành phần quan trọng của xương.
Triệu chứng bệnh Còi xương
- Toàn thân: Trẻ bị còi xương thường có các dấu hiệu như chán ăn, suy dinh dưỡng, cơ thể yếu ớt và kém phát triển.
- Tại xương:
- Xương sọ: Trẻ có biểu hiện thóp chậm liền (sau 1 tuổi mà thóp vẫn còn rộng), bờ thóp mềm, đầu to bất thường, có bướu trán và bướu đỉnh. Răng của trẻ mọc chậm, dễ bị sâu và không đều.
- Xương chi: Trẻ có thể xuất hiện chi cong, vòng cổ chân và cổ tay to bất thường. Lồng ngực có hình dạng như ngực gà và có thể xuất hiện chuỗi hạt sườn. Những biến đổi này làm trẻ chậm phát triển vận động, như muộn biết bò và muộn biết đi.
- Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường có các vấn đề về thần kinh như dễ giật mình, ngủ không sâu giấc, hay ra mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy. Nếu bệnh nặng, trẻ có thể quấy khóc liên tục. Trong những trường hợp nghiêm trọng, còi xương có thể gây hạ canxi máu, dẫn đến co giật và nôn nhiều.

Đối tượng nguy cơ bệnh Còi xương
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trẻ em sống ở những vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc trẻ em được chăm sóc quá kỹ, không được tắm nắng thường xuyên, đều có nguy cơ thiếu Vitamin D do giảm khả năng tổng hợp tại da, dẫn đến còi xương. Bên cạnh đó, những trẻ sinh non, sinh đôi hoặc sinh ba cũng dễ mắc còi xương do không nhận đủ dưỡng chất cần thiết từ mẹ trong thai kỳ.