Cách dùng: Thuốc Hatacorbi được sử dụng qua đường uống, vào buổi sáng và buổi trưa.
Liều dùng:
- Trẻ em: Uống 1 ống/ngày.
- Người lớn: Uống 1 – 2 ống/ngày.
Quá liều: Khi nồng độ calci trong máu vượt quá 2,6 mmol/l, tình trạng tăng calci huyết có thể xảy ra, dẫn đến việc tăng tác dụng ức chế Na+ K+ ATPase của glycosid tim. Nếu xuất hiện các dấu hiệu quá liều, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Hatacorbi
Trong quá trình sử dụng thuốc Hatacorbi, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, táo bón, buồn nôn, nôn mửa), ngứa, cảm giác rát bỏng, đỏ bừng mặt và cổ, cảm giác buốt hoặc đau nhói trên da.
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Một số điều cần thận trọng trước và trong khi sử dụng thuốc Hatacorbi:
- Đối với người có calci niệu tăng nhẹ (>300 mg hoặc 7,5 mmol/24 giờ) hoặc chức năng thận suy giảm mức độ nhẹ hoặc vừa, và người có tiền sử sỏi đường tiết niệu: Cần theo dõi lượng calci bài tiết qua nước tiểu ở những bệnh nhân này. Người dễ bị sỏi tiết niệu nên uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc.
- Hàm lượng vitamin C: Thuốc Hatacorbi chứa 100 mg vitamin C và không gây hại nếu dùng theo liều khuyến nghị hàng ngày.
- Thận trọng với các bệnh lý khác: Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ở người có tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, vàng da hoặc bệnh gút, bệnh gan, viêm khớp do gút.
- Thời kỳ mang thai: Dùng thuốc Hatacorbi với liều khuyến nghị hàng ngày sẽ không gây hại. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên ưu tiên bổ sung calci thông qua chế độ ăn khoa học. Việc bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vitamin C và niacinamide khi bổ sung ở mức bình thường cho phụ nữ mang thai không gây hại cho mẹ và thai nhi.
- Thời kỳ cho con bú: Thuốc Hatacorbi không gây hại nếu sử dụng với liều khuyến nghị hàng ngày trong giai đoạn cho con bú.
Tương tác thuốc Hatacorbi
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của Hatacorbi hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Một số tương tác đáng lưu ý:
- Thuốc ức chế thải trừ calci ở thận: thiazid, ciprofloxacin, clo pamid, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm giảm hấp thu của các kháng sinh nhóm tetracycline (demeclocycline, doxycycline, v.v.) và khoáng chất như sắt, kẽm khi dùng cùng lúc.
- Calci tăng độc tính của glycosid digitalis đối với tim, do tăng tác dụng ức chế Na+ K+ ATPase khi calci huyết cao.
- Glucocorticoid và phenytoin giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa; chế độ ăn chứa phytat và oxalat cũng giảm hấp thu calci.
- Một số thuốc như calcitonin, phosphate, natri sunfat, furosemide, cholestyramine, magnesi, estrogen làm giảm nồng độ calci huyết.
- Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng calci huyết.