Gãy xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Biên tập Viên
By Biên tập Viên Tháng 7 25, 2024 15:55
Gãy xương là sự phá hủy nhanh chóng của cấu trúc xương, dẫn đến tổn thương và gián đoạn truyền lực. Nói cách khác, xương bị mất tính liên tục và hoàn chỉnh do tác động của ngoại lực. Gãy xương hoàn toàn là mất tính liên tục hoàn toàn, trong khi gãy xương không hoàn toàn là mất tính liên tục một phần.

Tổng quan bệnh Gãy xương

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Có nhiều cách phân loại gãy xương, như theo tính chất tổn thương phần mềm hoặc theo đặc điểm ổ gãy. Các loại gãy xương bao gồm:

  • Gãy xương không hoàn toàn: Xương tổn thương một phần, không mất tính liên tục hoàn toàn.
  • Gãy xương hoàn toàn: Xương mất hoàn toàn tính liên tục.
  • Gãy đầu xương: Gãy ở vùng đầu xương; nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp, nếu không thông thì gọi là gãy xương không phạm khớp.
  • Gãy nơi tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.
  • Gãy thân xương.
  • Gãy có di lệch và không di lệch.
  • Gãy xương kín và gãy xương hở.
  • Theo đặc điểm đường gãy bao gồm: gãy ngang, chéo, xoắn và gãy cắm gân…

Nguyên nhân gãy xương

Một số nguyên nhân gây gãy xương bao gồm:

  • Chấn thương: Do tác động của lực mạnh như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, hoặc chơi thể thao.
  • Bệnh lý: Các bệnh như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương làm giảm mật độ xương, khiến xương yếu và dễ gãy.

Triệu chứng gãy xương

Các triệu chứng thường gặp của gãy xương như

  • Biến dạng xương tại vị trí tổn thương
  • Bầm tím ở khu vực chấn thương.
  • Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương, đau tăng khi vận động hoặc bị tác động.
  • Mất chức năng ở vùng bị thương.
  • Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên và nhô ra khỏi da.

Đối tượng nguy cơ gãy xương

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Gãy xương có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi, nhưng nguy cơ thay đổi theo độ tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra nhưng ít phức tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương lão hóa trở nên giòn, dễ gãy, đặc biệt khi ngã.

Các biện pháp điều trị gãy xương

Nguyên tắc điều trị gãy xương là đưa các mảnh xương về đúng vị trí và ngăn di lệch cho đến khi lành. Việc điều trị cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa, và người bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị và theo dõi.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Bó bột cố định và nẹp cố định giúp xương gãy ở vị trí thích hợp trong khi tự lành.
  • Phẫu thuật: Tùy mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.

Phục hồi sau điều trị:

Theo giảng viên dạy Cao đẳng Y sĩ đa khoa cho biết thêm nười bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không tự ý vận động mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để cơ thể nhanh hồi phục. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị tốt nhất.