Gợi ý một số dạng đề bài văn Nghị luận thường gặp trong Kỳ thi THPT Quốc gia

Biên tập Viên
By Biên tập Viên Tháng 2 29, 2020 04:34

Nghị luận văn học là dạng văn thường gặp cũng là phần chiếm tỉ lệ điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn của Kỳ thi THPT Quốc gia, vậy dạng đề bài nào là dạng đề thường gặp nhất mà các thí sinh cần phải chú ý?

Gợi ý một số dạng đề bài văn Nghị luận thường gặp trong Kỳ thi THPT Quốc gia

Để giúp các thí sinh có định hướng học tập để đạt điểm số như mong muốn, các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ cập nhật một số dạng đề thi Nghị luận văn học thường gặp nhất mà các thí sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 cần lưu ý.

Kiểu 1: Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ đoạn thơ (Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ …) – Trích dẫn thơ.
  • Thân bài: Làm rõ nội dung, tư tưởng, nghệ thuật (Phân tích theo từng câu, cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bật giá trị nghệ thuật, cái hay của bài) – Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Giá trị cốt lõi có thể mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.
  • Kết bài: Đánh giá vai trò ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả.

Kiểu 2: Nghị luận về một ý kiến văn học

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới – Trích dẫn lại ý kiến/ nhận định đó
  • Thân bài: Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ ý kiến đó.
  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nếu ý kiến này nghĩa

Kiểu 3: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ,… ) – Nội dung bàn luận
  • Thân bài: Tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm – Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận – Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích đó.
  • Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích ( cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng)

Nghị luận về một tình huống truyện trong tác phẩm văn học

Kiểu 4: Nghị luận về một tình huống truyện

  • Mở bài: Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách) – Giới thiệu về tác phẩm( đánh giá sơ lược về tác phẩm) – Nêu vấn đề cần nghị luận
  • Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1: ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm + Tình huống 2: ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm – Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại
  • Kết bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm – Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

Kiểu 5: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện

  • Mở bài: Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả – Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm ) nêu nhân vật
  • Thân bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật – Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm.
  • Kết bài – Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc – Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

Kiểu 6: Nghị luận về giá trị của tác phẩm văn xuôi

  • Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm – Giới thiệu về giá trị nhân đạo – Nêu nhân vật nghị luận, có thể khái quát ý nghĩa toàn bài.
  • Thân bài – Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác – Giải thích khái niệm nhân đạo. – Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người + Bệnh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người + Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người + Đồng tính với khát vọng và ước mơ con người – Đánh giá về giá trị nhân đạo đó.
  • Kết bài: Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm – Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

Những kiểu nghị luận văn học trên đây là những dạng đề thường xuất hiện trong các đề thi môn Văn. Tuy nhiên, các thí sinh nên tránh trường hợp học tủ, học lệch kiến thức, nên  nên ôn luyện và nắm chắc toàn bộ kiến thức, không nên chỉ tập trung vào các dạng đề được đề cập ở trên. Bởi nếu gặp các dạng đề khác hoàn toàn bạn sẽ mất phương hướng làm và rất dễ làm sai đề.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp cho các thí sinh chủ động cũng như có thêm kinh nghiệm để làm tốt môn Văn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.

Nguồn: caodangyduocdongnai.com