Lưu ý khi sử dụng kháng sinh răng cho trẻ em

Biên tập Viên
By Biên tập Viên Tháng 10 15, 2024 16:27
Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn răng ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Do đó, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết, nhưng cần chọn loại phù hợp với vi khuẩn gây bệnh.

Các loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn răng cho trẻ

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Các bệnh lý răng miệng ở trẻ em, như viêm nướu, viêm tủy, sâu răng, thường do vệ sinh răng miệng kém gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, lớp lợi và xương hàm có thể bị tổn thương, tạo lỗ hổng quanh răng, dẫn đến nhiễm khuẩn, chảy máu, đau nhức, hôi miệng. Lâu ngày, lợi tụt xuống, lộ chân răng và làm răng trở nên lỏng lẻo, cuối cùng là rụng răng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Việc điều trị nhiễm khuẩn răng thường sử dụng kháng sinh, nhưng cần lựa chọn thuốc phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Các loại kháng sinh phổ biến gồm:

  • Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin: Là hai loại kháng sinh thuộc nhóm beta lactam, an toàn và ít tác dụng phụ, thường được dùng khi vi khuẩn gây bệnh là tụ cầu và liên cầu.
  • Doxycycline: Thuộc nhóm tetracyclin, tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn kỵ khí và đường ruột. Thuốc an toàn, ít gây nhiễm độc gan và có thể thay thế khi trẻ dị ứng với amoxicillin.
  • Spiramycin và erythromycin: Các kháng sinh này tiêu diệt vi khuẩn vùng răng miệng như tụ cầu và liên cầu, nhưng dễ gây tác dụng phụ trên tiêu hóa. Chúng thường được sử dụng khi các loại thuốc khác không hiệu quả.
  • Metronidazol: Tác dụng mạnh trên vi khuẩn kỵ khí và đường ruột, thường được kết hợp với spiramycin để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng nặng.

Chọn đúng kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn răng miệng và bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh răng cho trẻ em

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trước khi kê kháng sinh điều trị nhiễm trùng răng miệng, cần kiểm tra tình trạng tại chỗ của trẻ. Nếu ổ nhiễm có mủ hoặc màng bao phủ, cần rạch và dẫn lưu để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, chỉ cần một đợt kháng sinh ngắn để điều trị dứt điểm.

Khi cho trẻ dùng kháng sinh, cần đảm bảo sử dụng đúng và đủ liều để tăng hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc.

Nếu sau nửa liệu trình mà bệnh không tiến triển, răng vẫn đau, lưỡi loét không lành hoặc nướu sưng to, cần đưa trẻ tái khám để điều chỉnh thuốc.

Có thể dùng thêm thuốc súc miệng sát khuẩn để hỗ trợ làm sạch vùng miệng, nhưng phải dùng đúng hướng dẫn.

Khi dùng kháng sinh, có thể xuất hiện tác dụng phụ như phát ban, dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy. Cần theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường.