Máu nhiễm mỡ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bai viet lien quan
Máu nhiễm mỡ là bệnh phổ biến, do chế độ ăn không cân đối và thiếu vận động, gây béo phì và mỡ máu. Không điều trị kịp thời có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
- Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
- Hở hàm ếch: Các vị trí thường gặp ở trẻ và cách điều trị
- Thận ứ nước: Nguyên nhân, hướng điều trị và những điều cần lưu ý
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Máu nhiễm mỡ, hay còn được gọi là mỡ máu cao hoặc rối loạn chuyển hóa lipid máu, thường được đánh giá qua các chỉ số như triglycerid, cholesterol. Khi bị máu nhiễm mỡ, các chỉ số này sẽ vượt quá mức bình thường, đặc biệt là cholesterol cao, là biểu hiện đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao thường xuất hiện ở người trung tuổi, nhưng do lối sống không lành mạnh, ngày nay, bệnh này ngày càng phổ biến ở nhóm người trẻ. Nguyên nhân chính của bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo từ thực phẩm hàng ngày, đứng đầu là nguyên nhân chính gây bệnh máu nhiễm mỡ. Thực phẩm như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa chứa nhiều chất béo bão hòa. Các sản phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Việc sử dụng thường xuyên những loại thực phẩm này tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Béo phì
Béo phì làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là mỡ thừa thường tập trung ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì gây giảm nồng độ HDL – cholesterol có lợi và tăng nồng độ LDL – cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính
Nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 45 thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới tăng cao, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nguyên nhân chính là sự thay đổi của hormone Estrogen, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.
- Lười vận động
Khi cơ thể ít vận động, nồng độ lipoprotein xấu tăng và cholesterol tốt giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Căng thẳng và stress
Stress là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ, do cơ thể thường ăn nhiều hơn và ít vận động khi mệt mỏi.
- Hút thuốc lá
Hút thuốc lá giảm nồng độ cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
- Yếu tố di truyền
Mỡ máu cao có thể di truyền, nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ mỡ máu cao tăng.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Các bệnh như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng gây tăng mỡ trong máu.
Triệu chứng nhận biết của bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, làm cho người bệnh khó nhận biết. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi thăm bác sĩ định kỳ hoặc khi bệnh đã tiến triển. Đặc biệt, bệnh mỡ máu ở người trẻ thường phát triển mà không có dấu hiệu rõ ràng, khó nhận biết hơn so với người già.
Khi bị mỡ máu cao, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, và thở gấp. Giai đoạn cuối có thể gây huyết áp cao, đau tim, và xơ vữa động mạch.
Nếu mỡ máu phát triển đến giai đoạn nặng, có thể xuất hiện các dấu hiệu như ban vàng dưới da, với những nốt phồng nhỏ màu vàng trên khu vực như da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, và ngực. Những ban vàng này thường không gây đau hay ngứa.
Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Phát hiện máu nhiễm mỡ sớm cho phép người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện tập luyện đều đặn để giảm nồng độ mỡ trong máu. Điều trị ở giai đoạn sớm là quan trọng, vì nếu để bệnh phát triển, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Hơn nữa, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách có khả năng tái phát.
Để phòng tránh mỡ máu cao, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Duy trì cân nặng ổn định ở mức hợp lý.
- Giảm sử dụng chất béo bão hòa, đặc biệt là từ thịt lợn, thịt bò, và thịt bê.
- Ưu tiên thực phẩm chứa chất béo có lợi, như omega-3 từ cá hồi.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng.
- Hạn chế hoặc tránh xa rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích.
- Hạn chế ăn đạm, tránh ăn quá nhiều vào buổi tối để không gây khó tiêu và tăng nồng độ cholesterol trong máu.
caodangyduocdongnai.com tổng hợp