Thấp tim ở trẻ em: Chủ động nhận biết
Bai viet lien quan
Bệnh thấp tim ở trẻ em thường xuất hiện chủ yếu ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 15. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng. Việc chủ động phòng ngừa bệnh thấp tim là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.
- Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
- Hở hàm ếch: Các vị trí thường gặp ở trẻ và cách điều trị
- Thận ứ nước: Nguyên nhân, hướng điều trị và những điều cần lưu ý
Bệnh thấp tim là gì?
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Bệnh thấp tim là một dạng viêm mô liên kết, thường xảy ra sau khi trẻ mắc các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan hoặc viêm da, do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Beta hemolytic Group A Streptococcus) gây ra. Tình trạng viêm này có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu là khớp, tim, hệ thần kinh, da và mô dưới da. Sau nhiều lần tái phát viêm cấp, nguy cơ phát triển bệnh thấp tim sẽ tăng lên, trong đó tổn thương ở tim là nghiêm trọng nhất. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15.
Thấp tim ở trẻ em thường xảy ra tại những khu vực có điều kiện sống khó khăn, vệ sinh kém, nơi ở chật chội và khí hậu lạnh ẩm. Những điều kiện này tạo thuận lợi cho việc trẻ dễ mắc viêm họng, từ đó dẫn đến bệnh thấp tim. Ngoài ra, bệnh này còn có liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình.
Triệu chứng của bệnh thấp tim ở trẻ em
Điều trị bệnh thấp tim ở trẻ em
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trẻ mắc bệnh thấp tim cần được điều trị tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh, nhưng đều nhằm chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng. Cụ thể:
- Chống viêm nhiễm: Tiêm kháng sinh Penicillin hoặc Erythromycin, liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể dùng thuốc kháng viêm steroid hoặc không steroid theo chỉ định.
- Điều trị biến chứng: Sử dụng thuốc điều trị suy tim, thuốc lợi tiểu, an thần,… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong thời gian điều trị, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường tối thiểu 2 tuần; trường hợp nặng có thể cần nghỉ 6 tuần đến 3 tháng. Nếu trẻ bị suy tim, cần có chế độ ăn nhạt và riêng biệt.