Thuốc giải rượu có hiệu quả và an toàn?
Bai viet lien quan
Sau khi uống quá nhiều rượu, một số người sử dụng các loại thực phẩm chức năng thay vì thuốc giải rượu để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, những chất này không phải là thuốc mà là thực phẩm chức năng, giúp chuyển hóa rượu thành các chất không gây hại như CO2 và nước, không có tác dụng khôi phục hoặc bảo vệ cơ quan bị tổn thương do rượu.
- Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
- Hở hàm ếch: Các vị trí thường gặp ở trẻ và cách điều trị
- Thận ứ nước: Nguyên nhân, hướng điều trị và những điều cần lưu ý
Quá trình chuyển hóa và đào thải sau khi uống rượu
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Rượu là hỗn hợp của nước và ethanol, có thêm các chất phụ thuộc vào từng nhà sản xuất để tạo màu sắc và hương vị đặc trưng. Khi uống, rượu được hấp thụ vào máu (20% ở dạ dày, 80% ở ruột non) và tốc độ hấp thụ phụ thuộc vào tình trạng dạ dày (đói hay no).
Sau khi hấp thụ, rượu phân tán trong các mô tế bào, đặc biệt là trong dịch não tủy và não. Nồng độ cồn có thể được đo lường trong nước tiểu, máu và hơi thở.
Rượu chủ yếu được chuyển hóa và đào thải qua gan, còn một phần nhỏ qua mồ hôi và nước tiểu. Tuy nhiên, tác động chính của rượu là đến gan và thần kinh trung ương:
- Tác động đến thần kinh trung ương: Rượu ức chế từ trên xuống, bao gồm vỏ não, tiểu não, tủy sống và trung tâm hành tủy. Điều này dẫn đến giảm khả năng phán đoán và kiểm soát hành vi, với lượng nhỏ rượu tạo cảm giác thoải mái.
- Tác động đến gan: Gan chuyển hóa và đào thải rượu, nhưng quá mức sẽ gây độc tố, đặc biệt là khi gan không sản xuất đủ men NAD để hỗ trợ quá trình này. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề gan lâu dài như viêm gan, xơ gan, và nguy cơ ung thư gan.
Thuốc giải rượu có hiệu quả và an toàn?
Uống quá nhiều rượu, một số người sử dụng “thuốc giải rượu” để giảm triệu chứng, nhưng thực tế đây là thực phẩm chức năng, không phải thuốc. Chúng hỗ trợ chuyển hóa rượu thành chất không gây độc như CO2 và nước, nhưng không phục hồi hoặc bảo vệ cơ quan bị tổn thương bởi rượu.
Rượu sau khi vào cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyd, gây ngộ độc rượu. Thuốc giải rượu có thể hạn chế hình thành acetaldehyd và đào thải nó, nhưng với lượng rượu lớn, thuốc không thể loại bỏ hết, người uống vẫn có thể bị say xỉn và ngộ độc.
Ở liều lượng hợp lý, thuốc giải rượu giúp giảm nhức đầu, sốt và đau nhức. Tuy nhiên, sử dụng quá liều có thể tăng men gan và gây tổn thương gan, viêm loét đường tiêu hóa, thậm chí có thể gây tử vong. Việc lạm dụng thuốc giải rượu cũng làm giảm chức năng bảo vệ gan và tăng cường các chất gây hại.
Do đó, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc giải rượu và nên thực hiện các phương pháp dân gian an toàn thay vì lạm dụng thuốc giải rượu nhanh.
Giải rượu bằng cách nào để an toàn mà hiệu quả?
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Uống rượu, dù ít hay nhiều, đều có thể gây hại cho cơ thể. Thuốc giải rượu thường chỉ mang lại tác dụng nhất thời, hiệu quả thấp và có thể gây tác dụng phụ. Giải rượu an toàn và hiệu quả hơn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Uống với liều lượng hợp lý và dừng đúng lúc.
- Không uống rượu bia hàng ngày.
- Nếu say, nghỉ ngơi và sử dụng nước giải rượu tự nhiên, như nước chanh hoặc nước sắn dây.
- Sử dụng sắn dây để giải rượu, vì nó có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ và làm ra mồ hôi, giúp giải độc.
- Uống nước từ củ sắn dây có thêm ít muối hoặc sử dụng nước sôi kèm bột sắn dây và ít muối.
- Vắt nước lá dong cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả để giải rượu.
Những phương pháp dân gian này không chỉ an toàn và hiệu quả mà còn bảo vệ gan và thận khỏi tác hại của rượu.
Rượu bia khi uống nhiều không có lợi cho sức khỏe và có thể gây ngộ độc rượu. Nếu có biểu hiện ngộ độc, quan trọng nhất là người uống cần đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời, từ đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
caodangyduocdongnai.com tổng hợp